Đèn Trung thu không chỉ là món đồ chơi đơn thuần, mà còn ẩn chứa cả một kho tàng ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Dù xã hội ngày càng hiện đại, những chiếc đèn Trung thu truyền thống vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt mỗi dịp Tết Trung thu về. Hãy cùng Xopnobochang bắt đầu hành trình khám phá ý nghĩa thú vị đằng sau những chiếc đèn lung linh này, để hiểu vì sao chúng vẫn được gìn giữ trong văn hóa Việt đến tận ngày nay.
Đèn Trung thu có ý nghĩa như nào trong trái tim người dân Việt Nam?
“Tết trung thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm”
Khi đọc đoạn ca trên, bên tai bạn có văng vẳng những tiếng hát, tiếng nhạc quen thuộc không? Đúng vậy, đây chính là câu hát đã đi theo suốt những năm tháng tuổi thơ của mỗi người con Việt Nam.
Đèn Trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức của nhiều người mỗi khi Tết Trung thu đến. Đối với trẻ em, đèn Trung thu là niềm vui, là món quà mong đợi nhất trong dịp lễ này. Còn đối với người lớn, lồng đèn Trung thu lại gợi nhớ về tuổi thơ, về những kỷ niệm đẹp đẽ của một thời đã qua.
Trong văn hóa Việt Nam, việc thắp sáng và rước đèn Trung thu còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới tốt đẹp, no đủ và hạnh phúc. Ánh sáng từ những chiếc đèn lồng trung thu tượng trưng cho sự ấm áp, đoàn viên của gia đình, xua tan đi bóng tối và những điều không may mắn.
Giải mã ý nghĩa của những loại đèn Trung thu truyền thống
Mỗi loại đèn Trung thu đều mang trong mình một ý nghĩa riêng, phản ánh những giá trị văn hóa và mong ước của người Việt. Hãy cùng khai phá ý nghĩa của một số loại đèn Trung thu phổ biến nhất nhé!
Lồng đèn hình ông sao
Đèn trung thu hình ông sao là một trong những loại lồng đèn trung thu truyền thống được yêu thích nhất. Hình dáng của loại đèn ông sao thường có năm cánh, tượng trưng cho năm yếu tố cơ bản theo quan niệm phương Đông: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ý nghĩa của đèn Trung thu hình ông sao không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn thể hiện ước mơ vươn tới những vì sao, khát khao chinh phục những điều ước trong cuộc sống. Đối với trẻ em, đèn ông sao còn là biểu tượng của sự thông minh, tỏa sáng và luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Đèn lồng hình cá chép
Đèn Trung thu cá chép là một loại đèn lồng trung thu mang đậm tính văn hóa Á Đông. Trong quan niệm của người Việt, cá chép tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ và khát vọng vươn lên. Câu chuyện “cá chép hóa rồng” đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa dân tộc Việt, thể hiện tinh thần kiên cường, dám nghĩ dám làm.
Khi làm đèn Trung thu bằng giấy hình cá chép, người ta thường chọn màu đỏ hoặc vàng, bởi đây là những gam màu tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng. Đèn cá chép thường được các bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình với mong muốn con cái sẽ học hành tấn tới, kiên trì vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công.
Đèn lồng kéo quân
Đèn lồng kéo quân là một loại đèn Trung thu đặc biệt, không chỉ mang tính trang trí mà còn có tính giải trí cao. Loại đèn này thường được làm từ giấy bóng kính với hình ảnh các vật gắn bên trong. Khi đèn được thắp sáng và quay tròn, những hình ảnh này sẽ tạo ra hiệu ứng di chuyển động, thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ.
Lồng đèn này được cho là có nguồn gốc từ Trung Hoa, được ra đời với ý niệm tưởng nhớ vị vua Dục Đức. Ông là người vừa tài giỏi vừa giàu lòng hiếu thảo trong xã hội ngày ấy. Vì vậy, loại đèn này dần mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo của những con dành cho cha mẹ, ông bà.
Lồng đèn hình chú cóc
Đèn Trung thu hình con cóc là một loại đèn lồng trung thu độc đáo, mang đậm dấu ấn truyền thống dân gian Việt Nam. Hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua bài đồng dao sau:
“Con cóc là cậu ông trời,
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho.
Con cóc là cậu thầy nho,
Hễ ai đánh nó trời cho quan tiền”
Trong tâm thức người Việt, con cóc được xem là vị thần canh giữ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp. Mỗi độ Tết Trung thu về, người dân sẽ cùng nhau tự tay làm những chiếc đèn lồng hình chú cóc với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Ý nghĩa của loại đèn này không chỉ dừng lại ở việc cầu mong mùa màng bội thu, mà còn thể hiện mong ước về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
Đèn lồng dạng hình tròn
Đèn Trung thu hình tròn là một trong những mẫu đèn lồng trung thu cổ điển nhất. Hình dáng tròn trịa của loại đèn này khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh mặt trăng vào ngày rằm tháng tám, vừa tròn vừa sáng. Người xưa cho rằng hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, trọn vẹn trong cuộc sống. Nó còn thể hiện sự đoàn viên, sum vầy của gia đình – một giá trị quan trọng trong văn hóa Việt Nam.
Hướng dẫn bạn 2 cách làm đèn trung thu ông sao xinh yêu nhất
Những chiếc đèn ông sao sẽ trở nên ý nghĩa hơn nếu được làm từ chính đôi bàn tay của bạn đấy. Hãy cùng Hupuna thử 2 cách làm đèn trung thu ông sao siêu đơn giản sau nha!
Cách làm đèn ông sao bằng giấy kiếng đơn giản
Đầu tiên, để tạo nên một chiếc đèn Trung thu hình ông sao xinh xắn, bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau:
- 10 thanh tre dài khoảng 50cm, đã được vót dẹt và mỏng
- 5 thanh tre dẹp dài 8cm
- Lọ hồ dán hoặc keo sữa
- Giấy kiếng màu đỏ và xanh lá cây. Bạn cũng có thể chọn màu khác theo sở thích của mình nhé.
- Kéo cắt giấy
- Kềm và dây kẽm mỏng
Danh sách vật liệu đến đây là hết rồi! Hãy chuẩn bị đầy đủ và theo dõi thật kỹ các bước sau đây trước khi bắt tay vào làm nha:
Bước 1: Tạo khung hình ngôi sao 5 cánh
- Dùng 10 thành tre dài đã chuẩn bị để nối lại thành 2 hình ông sao 5 cánh. Sau đó cố định các đầu nối bằng dây kẽm sao cho chắc chắn nhất có thể.
- Lấy các đoạn tre ngắn chống vào điểm giao nhau tại hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao, để tạo thành khung xương hoàn chỉnh.
Bước 2: Dán giấy kiếng lên 2 mặt lồng đèn
- Phủ hồ dán lên 1 mặt lồng đèn. Cắt các lớp giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác ngôi sao, rồi dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Khi keo khô lại, bạn hãy cắt bỏ phần giấy bị dư ra.
- Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại ở 2 mặt bên và các ô xung quanh. Tuy nhiên, hãy chừa lại 2 ô đáy và 2 ô bên trên để dễ dàng châm đèn cầy và thông khí.
Bước 3: Trang trí và hoàn thiện chiếc đèn ông sao
Tùy vào sở thích mà bạn có thể trang trí thêm các họa tiết, hoa văn cho lồng đèn trở nên bắt mắt, rực rỡ hơn. Bạn có thể dán đè dây kim tuyến theo đường viền các cạnh hoặc thêm tua rua, cục bông để đèn trở nên ngộ nghĩnh, cá tính.
Sáng tạo làm đèn trung thu từ giấy A4 và ống hút nhựa
Đến với cách thứ 2 này, chúng ta cần chuẩn bị các loại nguyên liệu và dụng cụ như sau:
- Một túi ống hút nhựa có màu
- Tập giấy màu A4
- Kéo và thước
- Keo nến cùng súng bắn keo
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị ống hút
Lấy 10 chiếc ống hút và cắt mỗi chiếc thành đoạn dài 8cm. Tiếp theo, lấy 10 chiếc ống hút khác, gập đôi lại và dùng kéo cắt chéo ở hai đầu. Việc cắt chéo này sẽ giúp tạo ra các góc nhọn khi ghép lại thành hình tam giác.
Bước 2: Tạo hình tam giác
Sử dụng súng bắn keo, cẩn thận gắn hai đầu của ống hút dài 8cm vào hai đầu của ống hút đã gập đôi. Lặp lại quá trình này với 9 bộ ống hút còn lại. Kết quả là bạn sẽ có 10 hình tam giác được tạo thành từ ống hút nhựa.
Bước 3: Gắn tam giác lên giấy
Trải tờ giấy A4 màu ra bàn. Dùng súng bắn keo và dán các hình tam giác ống hút lên mặt giấy. Đảm bảo các tam giác được đặt cân đối và đều đặn. Sau khi keo đã khô, dùng kéo cắt giấy theo sát viền của ống hút, tạo ra các hình tam giác giấy có viền là ống hút.
Bước 4: Tạo hình ngôi sao
Lấy 5 hình tam giác đã cắt, sắp xếp chúng thành hình ngôi sao 5 cánh. Dùng keo dán các cạnh của các tam giác lại với nhau, đảm bảo các góc nhọn hướng ra ngoài. Lặp lại quá trình này với 5 hình tam giác còn lại để tạo ra mặt thứ hai của ngôi sao.
Bước 5: Tạo trụ giữa
Cắt 5 đoạn ống hút, mỗi đoạn dài khoảng 5cm. Những đoạn này sẽ làm trụ giữa cho đèn lồng. Dùng keo cẩn thận gắn các đoạn ống hút này vào các điểm giao nhau của một mặt ngôi sao.
Bước 6: Ghép hai mặt ngôi sao
Cầm mặt ngôi sao còn lại, cẩn thận đặt lên trên các trụ ống hút vừa gắn. Đảm bảo các đỉnh của hai mặt ngôi sao khớp với nhau. Tại mỗi cánh, dùng súng bắn keo để gắn chặt hai đầu nhọn của hai mặt ngôi sao lại với nhau.
Bước 7: Hoàn thiện đèn lồng
Để hoàn thiện chiếc đèn, hãy cắt một tấm giấy màu A4 khác thành hình ngũ giác vừa với phần giữa của đèn lồng. Dán tấm giấy này vào phần ngũ giác ở chính giữa đèn lồng để tạo hiệu ứng màu sắc và che đi phần bên trong. Chúc mừng, đến đây là bạn đã hoàn thiện chiếc đèn ông sao rồi!
Quá trình làm đèn Trung thu handmade này không chỉ giúp bạn có một món đồ mang dấu ấn riêng, mà còn là cơ hội để thể hiện sự sáng tạo. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất khi làm đèn Trung thu không phải là sự hoàn hảo về mặt hình thức, mà là tình cảm và ý nghĩa mà bạn gửi gắm vào nó. Xopnobochang chúc bạn có những khoảnh khắc ấm áp, hạnh phúc bên gia đình trong dịp Tết Trung thu này!