- Ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày gì? Là ngày mấy dương lịch?
- Người lao động có được nghỉ vào ngày 10 tháng 3 không?
- Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?
- Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương có những hoạt động gì?
Đây là những câu hỏi mà Xopnobochang được nhận nhiều trong thời gian gần đây. Ngày 10 tháng 3 là ngày lễ quan trọng để tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của vua Hùng. Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1, Ngày 10 tháng 3 Âm lịch là ngày gì? Là ngày mấy dương lịch?
Ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng. Đây là một ngày lễ truyền thống quan trọng của VIệt Nam. Đây là dịp để người dân Việt Nam trên toàn thế giới hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra tại khu di tích Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Theo lịch vạn niên năm 2024, ngày 10 tháng 3 Âm lịch tương ứng với ngày 18 tháng 4 năm 2024 Dương lịch.
2, Người lao động có được nghỉ vào ngày 10 tháng 3 không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao Động 2019, căn cứ theo quy định về nghỉ lễ, tết, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày dưới đây:
- Tết Dương lịch (ngày 1 tháng 1 dương lịch): 01 ngày
- Tết Âm lịch: 05 ngày
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch): 01 ngày
- Ngày Quốc Tế Lao động: (ngày 1 tháng 5 dương lịch): 01 ngày
- Quốc Khánh (ngày 2 tháng 9 dương lịch): 02 ngày
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch): 01 ngày
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 01 Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 2024)
3, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra 50 người con, trong đó có 18 người con theo Lạc Long Quân lên núi dượng nước, lập ra nước Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương. Nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, sinh ra các con được cho là thuộc khu vực Đền Hùng hiện nay. Khu di tích Đền Hùng là nơi thờ cúng chính của các Vua Hùng bao gồm: Đền Thượng, Đền Hạ và Đền Gióng. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều di tích lịch sử quan trọng khác như: Lăng mộ Hùng Vương thứ 6, Bệ đá Voi, Giếng Bụt,…
Do đó, khu di tích đền Hùng được lựa chọn tổ chức tại khu di tích Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
4, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương có những hoạt động gì?
Là một người con của đất nước Việt Nam, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là dịp để người dân Việt Nam thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với các Vua Hùng – những người đã có công khai quốc, dựng nước. Lễ hội cũng là dịp để người dân Việt Nam ôn lại truyền thống lịch sử, hun đúc tinh thần yêu nước, đoàn kết và phát huy tính hoa dân tộc. Do đó, lễ hội được tổ chức nhiều hoạt động văn hoá truyền thống đặc sắc, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự. Dưới đây sẽ là một số hoạt động tiêu biểu:
Lễ dâng hương
Lễ dâng hương được tổ chức tại Đền Hùng, là nghi thức quan trọng nhất trong lễ hội. Đúng 7 giờ, trong tiếng trống khai hội, đoàn dâng hương khởi hành từ sân Trung tâm lễ hội qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đền Thượng.
Đi trước đoàn hành lễ là các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam với Quốc kỳ, cờ hội cùng biểu ngữ với dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước”.
Theo sau là các cụ già mặc áo dài đỏ và 100 con Lạc, cháu Hồng mặc áo dài trắng, tay phất cao cờ hội, biểu thị sức sống mạnh mẽ của dòng giống Tiên Rồng và đoàn rước kiệu với lễ vật cờ, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với sự tích về hoàng tử Lang Liêu và quan niệm trời tròn – đất vuông của ông cha ta.
Tiếp đến sẽ là đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan trung ương, các địa phương. Mọi người sẽ cùng dâng hương, hoa, để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dụng cà giữ nước để con cháu nối tiếp truyền thống Lạc Hồng.
Lễ rước kiệu
Lễ rước kiệu mô phỏng lại sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ đưa 18 người con lên núi dựng xây cuộc sống. Kiệu sẽ được trang trí lộng lẫy, rực rỡ với cờ quạt, hoa tươi và các biểu tượng truyền thống. Các lễ vật dâng cúng được chuẩn bị chu đáo gồm bánh chưng, bánh giầy, hoa quả, nhang đèn,…
Đội rước kiệu được tập luyện kỹ càng để đảm bảo nghi lễ diễn ra trang nghiêm và thành kính. Kiệu được rước qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung và lên đền Thượng. Trên đường đi, đoàn rước kiệu được chào đón bởi đông đảo du khách và người dân địa phương
Hội thi nấu bánh chưng, bánh giầy
Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hội thi nấu bánh chưng, bánh giầy nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống và thể hiện lòng biết ơn đối với các Vua Hùng.
Các đội thi sẽ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang phục truyền thống và được bố trí một khu vực riêng để nấu bánh. Các thành viên sẽ phối hợp nhịp nhàng, khéo léo. Đội có thành tích cao sẽ được ban tổ chức trao giải thưởng. Bánh chưng, bánh giầy do các đội làm ra được dâng lên các Vua Hùng và chia cho du khách.
Các hoạt động khác
Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động văn hoá khác như hát Xoan, hát ghẹo, thi thổi kèn, đánh trống,… tạo nên một không khí sôi động và náo nhiệt cho ngày lễ.
Mùng 10 tháng 3 Âm lịch hay là Giỗ tổ Hùng Vương thu hút đông đảo du khách về Lễ hội tham dự. Đây là dịp để người dân Việt Nam nhớ về cội nguồn, nhớ về các thế hệ đi trước đã có công lao dựng và giữ nước. Hy vọng qua bài viết này có thể trả lời các thắc mắc của độc giả về ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch cũng như cung cấp thông tin mới mẻ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.