Mỗi dịp cánh én mùa xuân báo hiệu năm cũ sắp đi qua, năm mới sắp đến, ai trong chúng ta cũng không tránh khỏi cảm giác bồi hồi. Hãy cùng tìm hiểu về ngày tết Nguyên Đán – Một đại lễ lớn nhất trong năm thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu ngày tết Nguyên Đán là gì?
Ngày tết Nguyên Đán hay còn được biết đến với các tên gọi như: Tết ta, tết cả, tết Âm lịch, tết cổ truyền. Đây là một dịp lễ quan trọng và ý nghĩa trong nền văn hóa Việt Nam, được tổ chức để chào đón năm mới theo lịch âm.
Từ “Tết” được đọc theo cách Hán-Việt là chữ “Tiết”, trong khi “Nguyên” mang ý nghĩa sự sơ khai, khởi đầu và “Đán” tương đương với buổi sáng sớm. Theo phiên âm Hán-Việt, Tết Nguyên Đán là một sự khởi đầu mới.
Tết ở Việt Nam không chỉ là dịp để mọi người sum họp, mà còn là thời điểm quan trọng để kỷ niệm và tôn vinh những giá trị truyền thống.
Nguồn gốc, ý nghĩa
Tết Âm lịch có lịch sử và ý nghĩa như sau:
Nguồn gốc tết Nguyên Đán
Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán luôn là đề tài gây tranh cãi suốt nhiều năm qua. Có nhiều thông tin cho rằng tết cổ truyền có xuất xứ từ Trung Quốc và được đưa vào Việt Nam trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.
Tuy nhiên, theo “Sự tích bánh chưng bánh dày” người Việt đã tổ chức Tết từ thời kỳ của Vua Hùng, tức là trước cả thời kỳ Bắc thuộc 1000 năm.
Ý nghĩa ngày tết
Ý nghĩa ngày tết Nguyên Đán khá sâu sắc trong tâm hồn người dân Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ, năm mới, tết Âm lịch còn mang đến nhiều giá trị văn hóa, tâm linh to lớn. Theo quan điểm phương Đông, thời kỳ này được coi là thời điểm đất trời giao hòa và con người có thể gần gũi với thần linh.
Truyền thống cho rằng đây là dịp quan trọng để người nông dân thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần linh như: Thần Sấm, thần Đất, thần Nước, thần Mưa, Thần Mặt Trời,… và kính nguyện cho một năm mới mùa màng phồn thịnh, mưa thuận gió hòa.
Tết Nguyên Đán còn được coi là “khởi đầu mới”. Đây là thời điểm mọi người hướng về một năm mới với hy vọng về sự phồn thịnh, an lành và để lại sau lưng những điều không may mắn của năm cũ. Do đó, trong những ngày Tết, mọi gia đình đều chăm sóc cẩn thận, trang trí nhà cửa, tạo nên không gian ấm cúng và tinh tế.
Tết cổ truyền ở Việt Nam cũng là thời điểm mọi thành viên trong gia đình sum họp bên mâm cơm ngày tết. Bên cạnh đó, thắp hương tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn ông bà đã che chở trong suốt một năm qua.
Giai đoạn chính trong ngày tết cổ truyền
Một số giai đoạn chính trong dịp tết Nguyên Đán có thể kể đến:
Rằm tháng Chạp
Lễ cúng Rằm tháng Chạp đóng vai trò quan trọng trong lịch trình tháng 12 Âm lịch, diễn ra vào ngày 15 tháng 12 hàng năm. Dù cuộc sống có bận rộn đến đâu, mọi người đều dành thời gian để chuẩn bị và tổ chức lễ cúng. Các món cúng phổ biến bao gồm gà luộc, xôi đỗ, giò chả, canh miến, món xào, rượu gạo,…
Tết Ông Công Ông Táo
Trước tết Nguyên Đán, một sự kiện quan trọng khác là ngày Tết ông Công ông Táo, diễn ra vào ngày 23 tháng 12 Âm lịch.
Trong ngày này, mọi gia đình thường dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, gian bếp để chuẩn bị một bữa cơm trang trí thịnh soạn. Bữa cỗ bao gồm: Đồ mặn, trái cây, cá chép vàng để phóng sinh. Thực hiện nghi thức cúng và tiễn ông Táo về trời, thông báo về những sự kiện trong gia đình suốt một năm qua.
Tất niên
Lễ cúng tất niên là một truyền thống cổ truyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 30 Tết. Theo đó, mỗi gia đình chuẩn bị mâm ngũ quả ngày tết trang trí bắt mắt để mời tổ tiên, ông bà đến ăn Tết cùng gia đình. Bữa cơm tất niên là dịp đánh dấu sự kết thúc năm cũ và chuẩn bị đón nhận một năm mới an lành, phồn thịnh, thịnh vượng.
Giao thừa
Lễ cúng giao thừa là nghi lễ trọng đại, diễn ra trong khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Gia đình tổ chức lễ cúng với hy vọng nhận được sự bảo hộ và những điều tốt lành cho năm mới. Mâm cúng được sắp xếp tinh tế với các món mặn đặc trưng của Tết, tạo nên không khí trang nghiêm, tôn kính.
Trong lễ cúng giao thừa, toàn bộ gia đình sẽ thực hiện văn khấn giao thừa. Các thành viên đứng trước bàn thờ tổ tiên, bày tỏ lòng trang nghiêm và kính trọng, xin tổ tiên phù hộ cho gia đình, mong một năm mới an bình, hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe.
Ba ngày Tân niên
Ngày mùng 1 được coi là quan trọng nhất trong chuỗi ngày Tết. Chủ nhà chọn những người hợp tuổi để đến xông nhà, hy vọng đem lại may mắn cho năm mới. Theo truyền thống, mọi người thường đi chúc Tết họ nội theo phong tục “mùng 1 Tết cha”.
Ngày mùng 2 với các hoạt động cúng lễ diễn ra tại nhà. Sau đó, mọi người tiếp tục việc chúc Tết họ ngoại theo phong tục “mùng 2 Tết mẹ”. Đàn ông lập gia đình sẽ thực hiện thêm bước “đi sêu” tới nhà cha mẹ vợ tương lai để chúc mừng năm mới.
Mùng 3 là ngày học trò đến chúc Tết thầy cô giáo theo phong tục “mùng 3 Tết thầy”. Trong những ngày này, mọi người chia sẻ lời chúc ý nghĩa, cùng với những phong bao lì xì biểu tượng của sự may mắn. Cuộc trò chuyện thường xoay quanh những thành tựu, kế hoạch và hy vọng cho năm mới.
Những hoạt động chuẩn bị ngày tết
Đối với nhiều người, những sự kiện diễn ra trước Tết không chỉ là quá trình chuẩn bị mà còn mang đến cảm giác hứng khởi, bồi hồi. Bất kể bạn ở đâu, những hoạt động truyền thống ngày Tết vẫn bao gồm những công việc quan trọng sau đây:
Mua sắm Tết
Mua sắm là một hoạt động không thể thiếu trong chuỗi ngày Tết. Tại Việt Nam, ngày này được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, khi mà hầu hết các cơ sở kinh doanh, cơ quan đều nghỉ để mọi người có thể tận hưởng thời gian sum vầy bên gia đình. Do đó, việc mua sắm ngày Tết Nguyên Đán thường diễn ra trước khi các cửa hàng đóng cửa để chuẩn bị đầy đủ cho những ngày lễ này.
Vì vậy, từ giữa đến cuối tháng 12 của năm, mọi gia đình đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc mua sắm. Cụ thể: Nguyên liêu chế biến món ăn, bánh kẹo, hoa đào, hoa mai, cây nêu, câu đối trang trí nhà ngày tết,… Đó là những hoạt động ngày tết không thể thiếu trong văn hóa Việt, tạo nên không khí tràn ngập niềm vui trong những ngày cận tết.
Dọn dẹp, trang trí nhà
Trong chuỗi hoạt động truyền thống ngày Tết, việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa là một bước quan trọng không thể thiếu. Việc trang trí bàn thờ ngày Tết và không gian sống để thu hút sự thịnh vượng, may mắn. Vì vậy, tất cả mọi người đều dành thời gian quý báu vào những ngày cuối năm để thực hiện công việc này.
Các gia đình trang trí nhà cửa bằng các loại hoa phổ biến như: Hoa mai, chậu quất, hoa đào ngày tết,… là phong cách truyền thống được ưa chuộng. Ngoài ra, một số khu vực còn thêm vào các yếu tố khác như: Cây nêu, câu đối ngày tết tạo nên không khí rực rỡ và tươi mới. Qua đó giúp không khí tết trở nên đầm ấm và hướng tới một năm mới an khang, thịnh vượng.
Bày mâm ngũ quả
Bày mâm ngũ quả là một trong những nghi thức không thể thiếu trong ngày Tết của đa số gia đình Việt. Mọi người tin rằng trong dịp Tết, ông bà tổ tiên sẽ về thăm con cháu, do đó, ngoài công đoạn dọn dẹp, trang trí nhà cửa, việc chuẩn bị mâm ngũ quả cũng được coi trọng để bày trên bàn thờ gia tiên.
Mỗi vùng miền thường có các quy định riêng về loại trái cây để bày mâm. Chẳng hạn, mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường chọn 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành.
Trong khi đó, miền Nam thường ưu tiên các loại quả như: Mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài, mong muốn đón nhận sự sung túc, may mắn trong năm mới. Phong tục bày mâm ngũ quả có thể thay đổi theo từng vùng miền, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa cầu mong một năm mới hạnh phúc và thịnh vượng.
Gói bánh chưng
Việc gói bánh chưng ngày tết là một trải nghiệm gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người Việt. Vào mỗi dịp Tết, gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau làm những chiếc bánh chưng.
Đồng thời thắp nến, dâng bánh để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Các hoạt động này không chỉ tạo nên không khí ấm cúng mà còn góp phần làm cho hương vị Tết trở nên đặc sắc và đậm đà.
Tất niên
Theo truyền thống Việt Nam, vào ngày 30, mọi gia đình đều chuẩn bị các món ăn ngày tết để cúng tri ân trời đất và gia tiên, hy vọng nhận được sự phù hộ cho một năm mới suôn sẻ. Hoạt động này đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và là cơ hội để mời ông bà tổ tiên, những người đã khuất về và cùng gia đình đoàn viên.
Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày Tết ở mọi vùng miền, tạo điều kiện cho người thân trong gia đình tụ tập, cùng nhau thưởng thức bữa cơm cuối năm và chia sẻ những kỷ niệm về quãng thời gian đã trôi qua.
Đón giao thừa
Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Việt thường duy trì thói quen truyền thống bày mâm cúng để đón giao thừa.
Đây là lễ nghi truyền thống đã tồn tại từ lâu, với mong muốn hướng đến sự may mắn, bình an cho năm mới. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vùng miền, mọi người có thể thực hiện những hoạt động khác nhau như: Hái lộc đầu năm, đánh bài ngày tết, thăm viếng các đền chùa hoặc cùng gia đình tận hưởng sự huyền bí của việc xem bắn pháo hoa. Tất cả những nghi thức này nhằm tạo điều kiện cho một năm mới tràn đầy hạnh phúc, yên bình.
Hoạt động trong ngày tết
Trong các ngày tết Nguyên Đán thường diễn ra một số hoạt động như sau:
Xông đất
Theo truyền thống dân gian, xông đất đầu năm được tính từ thời điểm giao thừa. Người đầu tiên ghé thăm nhà sau đêm giao thừa được xem là người xông đất của gia đình. Hành động này có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến vận may, tài lộc của gia chủ trong năm mới. Đó cũng là lý do nhiều gia đình thường mời người hợp tuổi đến xông đất trong dịp đầu năm.
Hơn nữa, nhiều gia đình cũng tự thực hiện lễ xông đất bằng cách về nhà sau đêm giao thừa mang theo cành lộc, biểu tượng của sự may mắn.
Đi Chùa đầu năm
Hoạt động đi Chùa vào đầu năm là một truyền thống quen thuộc của nhiều gia đình. Trang phục trang trọng, mọi người đến đền chùa để thắp nhang, niệm phật, tạo không khí tinh thần thanh tịnh. Mong muốn đạt được sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình là ý nghĩa lớn của hoạt động này. Đi chùa đầu năm đã trở thành một lễ quan trọng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Đến chúc tết đầu xuân
Trong dịp lễ, hãy ghé thăm nhà người thân để chúc Tết, trải nghiệm không khí ấm áp của năm mới. Đây là nghi thức mang lại sự may mắn cho người nhận và là cơ hội để mọi người tụ họp cùng người thân, gia đình, bạn bè.
Ăn chay
Mặc dù trong tâm trí nhiều người, tết Âm lịch thường đi kèm với việc thưởng thức những bữa tiệc đầy đủ và cầu kỳ. Tuy nhiên, món chay ngày tết lại là một sự lựa chọn tuyệt vời cho dịp đầu năm mới. Thực phẩm chay với đặc tính thanh đạm, không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tránh xa những vấn đề liên quan đến nhiệt độ cơ thể.
Tảo mộ
Ngày đầu tiên của năm mới, gia đình thường dậy sớm để chuẩn bị nhang đèn và thăm viếng mộ ông bà tổ tiên. Hành động này là để tưởng nhớ và tri ân những người đã khuất. Đồng thời giúp con cháu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của gia đình.
Vui vẻ ngày tết
Nguyên tắc cổ xưa “Đầu năm vui tươi, cả năm hạnh phúc” vẫn giữ nguyên giá trị tới ngày nay. Dù năm cũ mang đến những thách thức, lo toan, nhưng hãy tạm thời quên đi những gì đã qua để chào đón năm mới với tâm hồn lạc quan và thoải mái nhất có thể. Hãy luôn nở nụ cười trên môi để chào đón năm mới với nhiều may mắn về tài lộc và gia đình luôn hạnh phúc.
Tặng lì xì ngày tết
Trong suốt chuỗi ngày Tết, việc lì xì và chúc Tết người thân, bạn bè, đồng nghiệp là một trong những hoạt động ý nghĩa mà mọi người luôn giữ gìn. Sau một năm làm việc bận rộn, dịp Tết trở thành thời điểm lý tưởng để gia đình, bạn bè gặp gỡ, gửi những phong bao lì xì kèm theo lời chúc may mắn, bình an đến con cháu cũng như những người lớn tuổi trong gia đình.
Theo đó, nếu các bạn muốn thể hiện phong cách riêng để gây ấn tượng đến người nhận, hãy đặt in bao lì lì tại các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín để được hỗ trợ tận tình.
Trên thị trường hiện nay, Xopnobochang được mọi người ưa chuộng và đánh giá cao về dịch vụ in bao lì xì đẹp, chất lượng, giá tốt. Đặc biệt, đơn vị này cung cấp dịch vụ sản xuất theo yêu cầu. Theo đó, mọi người chỉ cần đưa ra ý tưởng, đơn vị sẽ thiết kế và kiến tạo thành phẩm ngoài sự mong đợi của khách hàng.
Hái lộc
Tục hái lộc đầu xuân có nguồn gốc từ thời vua Hùng theo truyền thuyết. Việc chọn cành lộc nhỏ từ những nơi thờ tự, đền chùa và treo chúng ở hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa được coi là cách để thu hút may mắn và tài lộc từ thần Phật.
Tuy nhiên, quan trọng là không nên chọn cành lộc từ cây nhỏ. Thay vào đó, hãy lựa chọn những cành lớn hợp lý để tránh làm tổn thương cây. Điều này không chỉ giúp giữ sân vườn hoặc đền chùa sạch sẽ mà còn đảm bảo tính nhân văn và tôn trọng đối với tự nhiên. Ngày nay, nhiều đền chùa tổ chức việc phát cành lộc vàng, mang lại hiệu quả tích cực và lòng nhân ái.
Xuất hành ngày tết
Việc xuất hành đầu năm có thể thực hiện vào đêm giao thừa hoặc các ngày mùng 1, mùng 2 Tết, tùy thuộc vào điều kiện cá nhân, bạn có thể sử dụng ứng dụng la bàn phong thủy hoặc xem tuổi mệnh để tìm ra hướng xuất hành tốt.
Lựa chọn hướng xuất hành theo tuổi mệnh hoặc các chỉ số phong thủy như: Hỷ Thần, Tài Thần sẽ giúp tối ưu hóa may mắn, tài lộc trong năm mới. Điều này không chỉ là một truyền thống mà còn là cách để mọi người tận dụng khí chất tích cực từ vị trí và hướng di chuyển của mình.
Mặc bộ đồ màu đỏ mới mua
Trong những ngày Tết, việc lựa chọn trang phục mới và ưa chuộng màu đỏ không chỉ là truyền thống mà còn mang đến nhiều ý nghĩa tích cực. Đánh thức tâm trạng mới, sôi động, trẻ trung, quần áo mới như một biểu tượng cho sự đổi mới và tươi mới trong cuộc sống.
Màu đỏ biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, thường được ưa chuộng trong các trang phục ngày Tết. Gia đình thường sắm cho nhau những bộ áo dài, áo vest hay các trang phục khác màu đỏ để tạo nên không khí lễ hội, nâng cao tinh thần niềm vui và hạnh phúc.
Bật âm nhạc sôi động
Nghe nhạc vui vẻ, sôi động là một cách tuyệt vời để làm tăng thêm không khí phấn khích và niềm vui trong ngày Tết. Các bài hát về Tết, mùa Xuân, tình yêu quê hương sẽ làm cho không gian trở nên ấm cúng. Đồng thời, giúp mọi người hòa mình vào không khí tươi mới của mùa Xuân.
Viết điều ước đầu năm
Việc ghi chú những điều ước đầu năm là một cách truyền thống, một lễ cúng tâm nguyện đầy ý nghĩa. Những dòng chữ trên giấy trắng không chỉ là những tâm nguyện mà còn là sự giải toả tâm tư, mô tả những mong đợi và những thách thức trước mắt. Viết điều ước là hành động lấy may, nắm bắt những hy vọng và giãi bày những vấn đề chưa tìm được lời giải.
Khai bút đầu xuân
Vào ngày đầu xuân, việc mở trang giấy trắng và bắt đầu viết những dòng chữ đầu tiên không chỉ là thói quen của học sinh mà còn là truyền thống của người lớn. Hành động này không chỉ giúp luyện tư duy, kỹ năng viết mà còn mang lại tâm trạng tích cực cùng sự động viên cho những kế hoạch và dự định trong năm mới.
Hóa vàng
Trong các hoạt động ngày tết Nguyên Đán, hóa vàng là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu. Thường diễn ra từ mồng 3 đến mồng 10 tháng Giêng, các gia đình thường thực hiện lễ đốt vàng mã để tiễn biệt ông bà, tổ tiên. Hơn nữa, lễ hóa vàng còn có ý nghĩa là mong một năm mới mang lại sự thuận lợi trong kinh doanh và tài lộc thịnh vượng.
Trên đây là bài viết chia sẻ về các vấn đề xoay quanh ngày tết Nguyên Đán, hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về các thông tin liên quan hãy thường xuyên truy cập Xopnobochang để cập nhật tin tức mới. Hoặc có nhu cầu đặt in lì xì, hộp quà tặng, liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và nhận giá ưu đãi nhé.